Chúng ta của hiện tại: “cà phê có từng ngon như anh nghĩ”?

 myhoang    Thứ năm - 07/01/2021 06:42
Cà phê đã từng đi vào lịch sử mang đầy đủ ám ảnh hoài niệm của loại “thức uống dành cho quỷ dữ”. Đó là câu chuyện cũ Cà phê có đầy rẫy mẩu vụn của ký ức. Nó bắt nguồn từ lịch sử; với bao sự bắt nguồn chỉ nghe trong truyền thuyết như: “Ethiopia” hay về người đàn ông phát hiện ra cà phê có tên Kaldi. Rồi cả những mẩu chuyện nhỏ bắt bắt gặp đâu đó trong tiểu thuyết của nhà văn hiện sinh Sartre. Hơn hết, câu chuyện khiến tôi nhớ mãi, khi đọc cuốn “thức uống dành cho quỷ dữ” của Stewart Lee Allen rằng: Ông ấy đã tìm thấy một cuốn sách cổ nói về một thứ nước có màu đen sền sệt ở trong một cửa hàng sách cũ.

“Thánh đường cầu đất” và người cha xứ nhà thờ

 

Chúng tôi đã đi tới những vùng trồng cà phê nổi tiếng của Việt Nam, nhưng cà phê Việt Nam không đơn giản như bạn nghĩ. Nổi bật nhất có lẽ là cà phê Cầu Đất – vùng đất được mệnh danh có cà phê ngon nhất Việt Nam. Khi bạn ghé vào bất cứ nhà dân nào từ bán cơm tấm cho tới tiệm tạp hóa nhỏ, người dân luôn luôn có cà phê để bán cho bạn. “5 tấn, 10 tấn luôn để sẵn trong kho, anh muốn lấy bao nhiêu cũng có”. Nhưng vùng Cầu Đất đâu có lớn như vậy. Nó chỉ là một thôn xã. Và khi gặp được cha xứ nhà thờ Cầu Đất, cha đã nói rằng: “Cha ở đây 20 năm cha còn bị lừa nói gì con. Đừng có dại mà húc đầu vào! Thật không đơn giản…”. Sự thật là người dân đã lấy cà phê của những vùng lân cận và bán ra thị trường với cái mác Cà phê Cầu Đất

Còn ở những vùng cà phê khác, phần lớn cà phê hạt được bán cho những công ty thu mua cà phê xuất khẩu. Cà phê ở ngoài quán cũng là cà phê trộn. Và khi bạn hỏi một nông dân trồng cà phê nào đó về rang cà phê, câu trả lời đại khái là: “Muốn rang cà phê ngon bán cho quán thì phải học tẩm ướp, như bơ, sữa, rượu, nước mắm, rồi trộn thêm mấy loại đậu vô thì mới có lời. Còn muốn uống cà phê sạch thì mình tự rang lấy rồi để ở nhà uống”.

 

Câu chuyện phía trên chắc hẳn là một câu chuyện cười đối với đất nước xuất khẩu cà phê thuộc hàng top thế giới. Nhưng đó là sự thật. Dù bạn có đến bất cứ vùng trồng cà phê nổi tiếng nào của Việt Nam thì cà phê ngoài quán bình thường phần lớn sẽ là cà phê trộn lẫn với “những hương liệu thơm ngon” không biết trước được.

 

Người Pháp mang cà phê đến Việt Nam?!

Nét văn hóa này có lẽ xuất phát từ thời xa xưa, lúc Pháp mang cà phê đến Việt Nam, khi đó cà phê rất mắc, người bình thường không thể có tiền mua, vậy là người ta nghĩ ra cách trộn những loại nông sản khác vô, rồi tẩm rồi ướp, để cho giống cà phê và có mùi thơm ngon, miễn sao uống vào tỉnh táo – thậm chí là say đến chóng mặt (người ta thường dùng cau, nếu ai ăn trầu chắc sẽ hiểu). Người thành công nhất trong lĩnh vực “hạ giá thành” cà phê có lẽ là bạn cũng biết…

Câu chuyện ở vườn cà phê là thế. Nếu là vùng nổi tiếng, thì vì chạy theo lợi nhuận mà kinh doanh “mánh mung”. Và người nông dân mặc định rằng, cà phê sạch là tự rang, cà phê ngon cho quán là phải học tẩm ướp. Nó ảnh hưởng tới tận thành phố. Rao bán cà phê trên mạng “mánh mung”. Và cứ thế tẩm ướp cật lực để “chiều” theo ý khách hàng.

Cà phê vốn dĩ là thượng phẩm từ thời xa xưa, có khi còn dùng thay cho vàng bạc châu báu. Vốn dĩ cà phê đã ngon sẵn rồi, và chúng tôi cũng nghĩ rằng thời xưa chắc chắn không có nhiều hương liệu tiến bộ như bây giờ. Vì vậy, chúng tôi thích cách người xưa dùng cà phê, không tẩm không ướp, rang mộc mạc, để cà phê tự nói lên hương vị của nó.

 

 

Trong đó, ngoại trừ Catimor Cầu Đất thì các loại cà phê còn lại có nguồn gốc từ những tập đoàn chuyên xuất khẩu cà phê đi quốc tế. Sở dĩ chúng tôi không lấy của nông dân vì nông dân trồng cà phê thường không có đủ kiến thức – trang thiết bị để sản xuất và bảo quản cà phê. Cà phê của nông dân dễ bị mọt – mốc do độ ẩm cao. Và nông dân cũng không phân loại. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn theo tiêu chuẩn xuất khẩu và lấy cà phê từ những tập đoàn lớn.

Về phần Catimor Cầu Đất, đó là vườn cà phê của cha xứ nhà thờ Cầu Đất. Cha không có ý định kinh doanh mà chỉ muốn người dân theo đạo ở Cầu Đất hiểu rằng làm ăn là phải có đạo đức, và mỗi vùng nó có hương vị cà phê riêng. Nếm cà phê là thưởng thức cái hương vị riêng ấy chứ không phân định là ngon hay dở. Cha đã làm cà phê rất lâu rồi. Nó có một nét rất riêng vì nó là cà phê của một người “nghiên cứu cà phê” chứ không phải của một người nông dân chỉ biết trồng cà phê. Điển hình là thay vì chọn cách bỏ quả cà phê vào nhà máy xay xát (tốn 2-3 ngày), cha quyết định phơi nắng một tháng trời để làm ra loại cà phê ngon. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiệt độ Cầu Đất chỉ khoảng 15-20ºC – mùa thu hoạch là tháng 11 – và nắng cũng không gắt như Sài Gòn.

 

Đãi cát... tìm cà phê ngon

 


Cà phê ngon là đây

Cafe bị sâu vỡ mốc, ai làm cafe cũng đều biết điều này nhưng phần lớn không nói ra.  Chúng tôi đã ngồi nhặt bỏ hạt xấu một lần nữa. Tuy không dám nói là loại bỏ hết hoàn toàn (Lifeboy cũng chỉ diệt được 99.99%) nhưng chắc chắn nó tốt hơn nhiều so với lúc chưa lựa. Số lượng trung bình chúng tôi loại bỏ vào khoảng 4-5%. Nếu 4-5% này tập trung vào một ly cafe thì cứ 100 ly sẽ có 4-5 ly rất rất tệ, thậm chí là có hại cho sức khỏe (những hạt cafe mốc).

Chúng ta của hiện tại

Chúng đều là những bài toán nhỏ – rõ ràng và minh bạch – sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Khi cung cấp cà phê với chất lượng như trên (còn hơn cafe xuất khẩu loại 1…) chúng tôi lời rất ít. Trừ đi mọi chi phí thì chỉ đủ để duy trì và phát triển từ từ.


 

Chúng tôi cố gắng làm tất cả điều này không phải để chứng minh bản thân hay tỏ ra khác biệt. Vì một ly cà phê espresso ngon chỉ sử dụng cà phê xuất khẩu loại 1 trở lên với những yêu cầu sản xuất khắt khe nó không rẻ như bạn nghĩ. Điều này có nghĩa bạn và chúng tôi hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu đại diện cho chất lượng, ly cà phê có chất lượng cao nhất! Chỉ cần điều đó xảy ra thì công việc của chúng ta sẽ mãi mãi vững bền. Khách hàng sẽ không bỏ rơi chúng ta dù đối thủ có mọc ra như nấm ở xung quanh. Và chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Đó là con đường chúng tôi chọn. Đi theo sau lưng bạn. Hỗ trợ bạn thành công.                                                                                                

Hạ Vy Coffee: Với mô hình nhượng quyền cộng sinh

Liên hệ: 225 Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Cty TNHH PTTM Lê Phạm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay4,565
  • Tháng hiện tại44,600
  • Tổng lượt truy cập14,154,112
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây