KINH TẾ SINH THÁI (PHẦN 1): Tư duy gì giúp cho người tham mưu lập các kế hoạch vực dậy nền kinh tế?

 Admin    Thứ ba - 14/09/2021 21:39
BBT: Nhằm chia sẻ tầm nhìn với người tham mưu kế hoạch vực dậy nền kinh tế sau dịch, để có kiến thức sống chung với Covid-19 và học 4 lý thuyết tứ hoá của Kỉ lục gia Thế giới (KLGTG)để lập kế hoạch là rất cần thiết,các CEO, chủ DN cần được chia sẻ
KINH TẾ SINH THÁI (PHẦN 1): Tư duy gì giúp cho người tham mưu lập các kế hoạch vực dậy nền kinh tế?

 

1.  PV: Kinh tế Xanh – kinh tế sinh thái là môn khoa học có từ năm nào? Dịch do mất cân bằng các khu công nghiệp, nông nghiệp ô nhiễm, phá rừng, đổ tường, ô nhiễm biển là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng tự nhiên, góp phần xuất hiện dịch và lây lan dịch bệnh, gây mất cân bằng sinh thái như thế nào?

Tiến sĩ Mộc Quế: Có tư duy lập kế hoạch: kinh tế dịch vụ, kinh tế tài chính, kinh tế công nghiệp, kinh tế XNK,

  • Kinh tế sinh thái được thành lập vào những năm 1980 như là một môn khoa học liên ngành, từ đó các nhà hoạch định chính sách và CEO đều phải học
  • Con người, tất cả sản phẩm, nhà máy, công trình do con người tạo ra, chèn ép thiên nhiên, tiêu diệt các sinh vật khác. Sau đó con người lại xả thải độc (hữu cơ, vi cơ, rác thải sinh hoạt vào thiên nhiên, tạo ra các vi khuẩn mới, nhất là vi khuẩn độc hại, vẫn còn trong tự nhiên mới được khắc chế, nay năng lực khắc chế độc hại trong tự nhiên không còn sức đề kháng, số lượng độc hại tấn công vào con người thành đại dịch

2. PV: Môn kinh tế sinh thái cơ bản là học cái gì?

Tiến sĩ Mộc Quế: Đánh giá Thiên niên kỷ về Hệ sinh thái (WRI 2005) chỉ ra rằng có tới 2/3 các dịch vụ của hệ sinh thái hiện đang bị suy giảm hoặc được sử dụng không bền vững và có vẻ như quá trình suy giảm này vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong vài thập kỉ tới. Chính tác động công nghiệp và công nghệ cao, loài người đã chèn ép hệ sinh thái tự nhiên

  • Dẫn đến, những lợi ích của đa dạng sinh học nếu không được xét đến trong kế hoạch kinh tế và tài chính, hay nếu không được thể hiện đúng đắn trong các chính sách, giá cả và thị trường thì kinh tế truyền thống, không phải kinh tế sinh học, sinh thái
  • Con người và kết quả nền văn minh đã chèn ép, bức hại sự tự nhiên của vũ trụ. Do đó, cần có ý thức và nguồn lực tái tạo lại tự nhiên để các tác động thiên nhiên không đối đầu với loài người, buộc người làm hoạch định phải lập lại các tính toán chi phí, bài toàn, làm lại điều nghiên, nhìn vào con người đã lấy đi cái gì của tự nhiên, tư duy kế hoạch phải thay đổi, đền bù lại sự cân bằng cho tự nhiên  .

 

3. PV : Xin cụ thể hơn ?

Tiến sĩ Mộc Quế:

  • Kinh tế học sinh thái hoặc sinh thái kinh tế là lĩnh vực nghiên cứu liên  ngành vừa là khoa học liên ngành giải quyết các sự phụ thuộc lẫn nhau ngoài không gian, có tác động vào kinh tế và kinh tế tác động vào môi trường sống....

4. PV: Mối quan hệ kinh tế với tự nhiên, môi trường mà nền kinh tế xám đã và sẽ có tác động đến?

Tiến sĩ Mộc Quế

  • Coi nền kinh tế là một hệ thống nhỏ của hệ sinh thái lớn: là của Trái đất;   việc bảo tồn vốn tự nhiên, lĩnh vực kinh tế sinh thái phân biệt với kinh tế môi trường là  phân tích kinh tế chính của môi trường là sử dụng môi trường, tự nhiên trong tính toán kinh tế, chi phí, người sản xuất phải trả lại phí cân bằng sinh thái. Nghĩa là trong tính toán, hoạch định bất cứ việc gì từ 1980 trở đi đều phải thêm chi phí bảo vệ môi trường, tìm lại sự cân bằng, từ chí phí ý tưởng cân bài, đến huấn luyện, đến tổ chức hệ thống thực hiện, hệ thống bán hàng, hệ thống xả thải, rác, chi phí sử dụng .........

5. PV: Mối quan hệ giữa khí hậu, đất đai, nước, sinh hoạt tự nhiên và xã hội trong tính toán kinh tế Xanh, từ 1980, việc lập kế hoạch đã tính toán thêm vấn đề này không?

Tiến sĩ Mộc Quế: Việt Nam đã tham gia kinh tế Xanh với Liên hợp quốc, cụ thể như

  • Việt Nam hiện đang quy hoạch 16,2 triệu ha cho phát triển rừng, chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó diện tích rừng đã có hơn 13,5 triệu ha, còn lại là diện tích rừng phục hồi nhưng chưa thành rừng theo tiêu chí rừng Việt Nam, một số diện tích chưa có rừng và một số diện tích đang được canh tác, vấn đề làm sinh thái, giữ rừng mới là yếu tố quyết định
  • Ngày 23/4/2021, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển hoa cây cảnh – ngành kinh tế sinh thái trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”
  • Nhằm tăng cường liên kết sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khi hậu, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh
  • Vậy rừng, rừng sinh thái (đất, đá, cỏ, suối, vi sinh vật, ánh nắng, khí quyển, mưa, không khí, gió, các loài sinh vật sống với rừng, con người, cách ứng xử của con người với rừng và sinh thái rừng. Riêng các vùng tiểu khí hậu, các giống loài sinh vật cảnh tự  nhiên chưa có bàn tay con người đến…. Sau đó là hệ thống đường, điện, thuỷ điện, mưa bão, hệ sinh vật cảnh, hoa cảnh mới, với việc sinh sôi nẩy nở các sinh vật, công trường, vi khuẩn lợi, vi khuẩn hại, hơi người, bụi công nghiệp… Đến là sự sống bình yên, tự nhiên của rừng bị xáo trộn, rồi đồng bằng, đô thị, đô thị ven rừng, ven biển, rác đại dương, đánh bắt vô trách nhiệm của các nước láng giềng. Chính họ làm xáo trộn trong tự nhiên, đã làm mất năng lượng và năng lực giữ và hài hoà của môi trường, tạo ra đại dịch
  • Như vậy, kinh tế sinh thái – tiến tới kinh tế Xanh, là bắt đầu tư duy lập kế hoạch tổng hợp, tính phí sản xuất, bảo tồn thiên nhiên, giữ sinh thái rừng trong đô thị, mảng Xanh, oxy trong từng hộ gia đình, làng xóm, nông thôn mới, tạo ra sản phẩm nông thôn (OCOP) bảo vệ rừng, sinh vật cảnh. Người ta gọi là nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh
  • Như vậy, do suy nghĩ 4.0, vì lợi nhuận riêng của 1 doanh nghiệp, 1 xã phường lên kế hoạch trên giấy, còn lại là tuỳ vào ý thức con người và doanh nhân. Do vậy, sau đại dịch, chi phí tăng, nền kinh tế đạt ngưỡng, sự thiệt hại lớn, thiên nhiên cho ta bài học, nhưng người ta lo chống dịch, không lo nguyên nhân vì sao có dịch... Do dó, dịch sẽ kéo dài cho đến khi người ta phục hồi lại nhân quả

Kết luận: Như vậy, kinh tế Xanh là chủ trương chung của 200 quốc gia và vũng lãnh thổ Việt Nam trong Liên hiệp quốc, từ nước nghèo, nước lạc hậu, còn thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phải giảm rác thải, phải làm kinh tế tuần hoàn, bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn, tái tạo môi trường, từ đó sẽ dẫn tới môi trường bình ổn: sẽ giảm dịch bệnh, giảm ô nhiễm, cân bằng sinh thái. Từ đó tạo kinh tế Xanh, tạo ý tưởng sống Xanh, tạo ra tài chính, tín dụng Xanh, môi trường Xanh mới, dẫn tới hạnh phúc Xanh. Vậy lập kế hoạch vực dậy, phục hồi nền kinh tế, phải bắt đầu từ trí tuệ, hiểu luật nhân quả và tính trách nhiệm của mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp, phải bắt đầu tự đâu? tư duy hoà bình, tư duy tôn trọng các thế giới và các giống loài, sống chung hoà bình, mới lập kế hoạch được

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay21,466
  • Tháng hiện tại272,656
  • Tổng lượt truy cập11,507,480
THĂM DÒ Ý KIẾN

Top mạng xã hội cập nhật xu hướng, tin tức, giải trí phổ biến 2020?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây