Các 'ông lớn' Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá

 Admin    Thứ tư - 11/08/2021 00:36
Ba tổng công ty gồm: Tổng công ty cổ phần Tín Nghĩa, Tổng công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) đã triển khai mở các điểm bán hàng bình ổn giá cho người dân tại thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện khác trong tỉnh Đồng Nai. Trước đó, ngành nông nghiệp cũng đã vào cuộc “giải cứu” nhiều nông sản bị mắc kẹt do đại dịch

Sở Công Thương "cánh tay dài" khơi thông, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm

Dự kiến từ nay đến ngày 9/8, các công ty này sẽ triển khai 50 điểm bán hàng bình ổn giá tại các địa phương, với các mặt hàng sẽ được bán gồm rau củ quả, thịt, trứng, gạo và một nhu yếu phẩm khác.

Các "ông lớn" Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá - Ảnh 1.

Tổng công ty Tín Nghĩa thông báo các điểm bán hàng bình ổn giá

Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai làm đầu mối liên hệ với các công ty, hợp tác xã, trang trại trong và ngoài tỉnh Đồng Nai để giới thiệu nguồn cung sản phẩm cho cá công ty để phân bổ về bán tại các điểm bình ổn giá. Theo đó, nguồn rau củ quả sẽ do Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cung cấp; Thịt lợn sẽ do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam và một số doanh nghiệp chăn nuôi giết mổ lợn khác trên địa bàn cung ứng; Nguồn trứng sẽ do các trang trại chăn nuôi gà đẻ tại huyện Trảng Bom đáp ứng; Gạo sẽ được Sở Công Thương kết nối với một số công ty ở tỉnh Long An vận chuyển đến. Ngoài ra, Sở Công Thương Đồng Nai sẽ kết nối các công ty với một số doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, câu lạc bộ để góp phần tiêu thụ một số mặt hàng nông sản, thực phẩm khác tại các huyện như gà, vịt, cá để đưa về bán tại các điểm bán hàng bình ổn giá trong tỉnh.

Các "ông lớn" Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá - Ảnh 2.

Điểm bán hàng rau củ quả trên điạ bàn tỉnh Đồng Nai phục vụ người dân

Theo ông Lê Văn Lộc - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai; Tổng công ty cổ phần Tín Nghĩa được giao phụ trách mở các điểm bán hàng bình ổn giá ở các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, thành phố Long Khánh và 10 phường của thành phố Biên Hòa; Tổng công ty Sonadezi sẽ mở các điểm bán hàng tại khu vực các huyện Thống Nhất, Định Quán, Vĩnh Cửu và 10 phường, xã của thành phố Biên Hòa; Tổng công ty Dofico thực hiện các điểm bán ở các huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành và 10 phường của thành phố Biên Hòa.

Cùng với đó, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai triển khai cung cấp danh sách các điểm bán hàng thiết yếu, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thay thế chợ tạm ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Các "ông lớn" Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá - Ảnh 3.

Điểm bán hàng hóa thiết yếu hoạt động từ 6h30 đến 16h00

Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai đã cập nhật danh sách 361 điểm bán hàng thiết yếu, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh; trong đó, tại thành phố Biên Hòa hiện có 37 địa điểm, thành phố Long Khánh 24 điểm, huyện Nhơn Trạch 15 điểm, huyện Long Thành 18 điểm, huyện Thống Nhất 21 điểm, huyện Định Quán 50 điểm, huyện Vĩnh Cửu 16 điểm, huyện Trảng Bom 45 điểm, huyện Tân Phú 49 điểm, huyện Cẩm Mỹ 22 điểm và huyện Xuân Lộc 64 điểm.

Ngành nông nghiệp đi tiên phong kết nối cung – cầu

Ngày 21/7/2021, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Sỹ đã ký công văn thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, kịp thời tham mưu xử lý các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ nông sản, kết nối cung - cầu trong bối cảnh giãn cách xã hội trong địa bàn tỉnh. Động thái này nhằm tránh tình trạng hàng hóa bị dồn ứ cục bộ, đảm bảo nguồn hàng được lưu thông, góp phần ổn định đời sống của người dân trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.

Các "ông lớn" Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá - Ảnh 4.

Các điểm bán hàng bình ổn giá tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, đảm bảo nguồn hàng phục vụ người dân.

Đường dây nóng được gửi cho tất cả ban ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp và công khai trong công chúng với số điện thoại: 0967.854.489. Bà Phan Thị Thanh Tâm, cán bộ sở là người trực tiếp tiếp nhận thông tin.

Ngành nông nghiệp Đồng Nai được đánh giá là một trong những ngành đi đầu cả nước trong hành động kịp thời và thiết thực giúp đưa nông sản từ nơi sản xuất đến tận tay bà con trong các vùng bị phong tỏa do dịch bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện nay các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 áp dụng biện pháp phòng dịch không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong quá trình lưu thông. Ngoài ra, việc tiêu thụ nông sản còn gặp khó khăn do cước phí vận tải tăng, nhu cầu thị trường giảm, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Các "ông lớn" Đồng Nai tạo nên chuỗi bán hàng bình ổn giá - Ảnh 5.

Điểm bán hàng bình ổn giá sẽ góp phần giải quyết bài toán cung - cầu cho nông sản, thực phẩm trên địa bàn.

Tổng đàn gia cầm hiện có của tỉnh là 26,4 triệu con; trong đó đàn gà 24,5 triệu con, đàn lợn đạt 2,48 triệu con, trâu bò 89.000 con. Dự kiến sản lượng các sản phẩm chăn nuôi từ tháng 7 đến tháng 12/2021 là thịt lợn 152.622 tấn, thịt gà 45.000 tấn. Sản lượng trứng là 56 triệu quả.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm công tác kết nối cung - cầu nông sản, hỗ trợ các địa phương, nhóm, hội…đưa nhiều loại nông sản đến tận tay người dân trong các khu đang bị phong tỏa vì dịch COVID-19.

 

Tác giả bài viết: Châu Phụng

Nguồn tin: https://doanhnghieptiepthi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay16,364
  • Tháng hiện tại400,806
  • Tổng lượt truy cập11,635,630
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây