Ban Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đền thờ ông bà Đỗ Công Tường: Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”

 Admin    Thứ hai - 05/04/2021 21:05
Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường (còn gọi là đền thờ ông bà Chủ chợ Câu Lãnh, sau này nhiều người dân nói thành ra là Cao Lãnh), tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ nhiều năm qua, đền thờ là nơi người dân ở Cao Lãnh truyền đời hương khói phụng thờ tưởng nhớ công đức của ông bà Chủ chợ. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định xếp hạng mộ và đền thờ ông bà Đỗ Công Tường là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Ban Quản lý Di tích lịch sử quốc gia đền thờ ông bà Đỗ Công Tường:  Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”

 

 

Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”

Đền thờ ông bà Chủ chợ Cao Lãnh, tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phốCao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Sơ lược tiểu sử, giai thoại về ông, bà Đỗ Công Tường

Theo sử sách ghi lại, khoảng đầu đời Gia Long, ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh cùng vợ đến lập nghiệp tại thôn Mỹ Trà (tỉnh Định Tường xưa kia bây giờ thuộc tỉnh Đồng Tháp). Ông giữ chức Câu đương phân xử những vụ tranh tụng trong làng. Thấy cảnh người mua bán gần vườn quít nhà mình không nơi ẩn trú mỗi khi nắng mưa nên ông, bà cho dựng chòi bằng tre lá, tạm thành chợ. Năm 1820, bệnh dịch tả phát lên dữ dội khiến nhiều người dân làng Mỹ Trà lâm bệnh chết. Động lòng trắc ẩn và sẵn tình bác ái bao la, ông, bà khấn nguyện xin chết thay cho dân chúng và cầu cho dịch bệnh mau chóng dứt. Sau 4 ngày khấn nguyện, lần lượt ông, bà lâm bệnh qua đời. Chôn cất ông bà xong, bệnh dịch tả từ từ chấm dứt. Để tưởng nhớ sự hy sinh cao quý của ông bà, các vị hương chức, nhân dân trong làng,... đã lập miếu phụng thờ ông, bà. Đền thờ ông, bà được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hai ngôi mộ của ông, bà đến nay vẫn còn và nằm cách Đền thờ ông, bà khoảng 150m. Hằng năm lễ giỗ kỷ niệm ngày mất của ông, bà (mùng 8 - 10.6 âm lịch), có trên 20 ngàn lượt người từ khắp nơi đến thắp nhang, thành tâm kính viếng.

Công lao thành lập chợ của ông bà cũng được triều đình phong kiến nhà Nguyễn ghi nhận thông qua bản sắc phong của vua Tự Đức năm 1935: “Sắc cho xã Mỹ Trà, tỉnh Sa Đéc, thờ phụng vị thần có công khai lập chợ Câu Lãnh là Đỗ Công Tường”. Đây cũng là bằng chứng lịch sử có giá trị về công lao của ông bà Đỗ Công Tường đối với vùng đất Cao Lãnh ngày nay và địa danh ấy đã tồn tại đến nay gần 200 năm.

Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”
Tượng của ông bà Đỗ Công Tường được thờ tại đền, Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối
Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”

Mộ phần ông bà Đỗ Công Tường nằm trong khu vực Di tích

Những hoạt động xã hội, từ thiện tích cực, hiệu quả của ban quản lý Di tích

Trong suốt nhiều năm qua, Ban quản lý Di tích Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường không chỉ được biết đến là đơn vị bảo tồn và phát huy giá trị di tích một các tích cực và hiệu quả, mà còn được nhắc đến là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác xã hội, từ thiện ở địa phương tỉnh Đồng Tháp.

Những hoạt động xã hội – từ thiện tích cực, hiệu quả của Ban Quản lý Di tích phải kể đến như:

Phục vụ hàng ngày cơm, cháo nước miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện tỉnh Đồng Tháp suốt hơn 10 năm qua, hàng ngày tổ từ thiện của Ban Quản lý Di tích gồm 7 – 8 người thường trực ở bệnh viện để phục vụ bệnh nhân nghèo.

Hàng năm phát gạo cho bà con nghèo trung bình tứ 8 – 10 tấn gạo để giúp đỡ, cứu trợ bà con nghèo trong và ngoài tỉnh.

Trại hòm từ thiện đã hoạt động trên 15 năm nay (cho miễn phí các đối tượng không nơi nương tựa, nghèo khổ tại địa phương vá các tỉnh…)

Tổ chức phát quà Trung thu cho các em thiếu nhi, các hoạt động cứu trợ từ thiện khác tại địa phương trong và ngoài tỉnh…

Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”
Đại diện Ban quản lý Đền thờ nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia

Chính vì những nỗ lực đóng góp cho cộng đồng xã hội xuyên suốt trong hàng chục năm qua mà Ban quản lý Di tích Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường đã được các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen về những đóng góp tích cực trong công tác xã hội từ thiện…Di tích Đền thờ Ông, Bà Đỗ Công Tường được trao tặng tặng Bảng vàng “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu – năm 2014”.

Thực hiện tốt việc “bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa”
Hằng năm lễ giỗ kỷ niệm ngày mất của ông bà (mùng 8 - 10/6 âm lịch), có trên 20 ngàn lượt người từ khắp nơi đến thắp nhang, thành tâm kính viếng.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường là di tích mang nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần đối với người dân Cao Lãnh nói riêng, Đồng Tháp nói chung. Chính vì vậy, ngày 8/7/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định xếp hạng mộ và đền thờ ông bà Đỗ Công Tường là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

 

Tác giả bài viết: ĐỨC HẢI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay8,405
  • Tháng hiện tại108,140
  • Tổng lượt truy cập13,716,762
THĂM DÒ Ý KIẾN

Top mạng xã hội cập nhật xu hướng, tin tức, giải trí phổ biến 2020?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây