Phong vị Xuân trên báo chí xưa

 myhoang    Thứ bảy - 13/02/2021 23:21
Phải nói, đề tài về mùa Xuân trên các giai phẩm của những tờ báo, tạp chí đầu tiên ở Sài Gòn như: Tạp chí Nam Phong (1917), Phụ nữ Tân Văn (1929)... luôn để lại dấu ấn đậm nét về cách thiết kế bìa, chữ nghĩa và cả những cảm xúc qua các bài viết, sáng tác...
Phong vị Xuân trên báo chí xưa

Tạp chí Nam Phong, một trong những tờ báo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam - Số báo năm 1928, do Thư quán Kim Hưng cung cấp.

Phong vị Xuân trên báo chí xưa

Bìa của 4 số báo về mùa Xuân trên Phụ nữ Tân Văn

Chữ nghĩa “tươi” mới

Mùa Xuân hay các trang viết về mùa Xuân phải nói khá hiếm hoi trên tờ Tạp chí Nam Phong, nguyệt san xuất bản tại Việt Nam, với 210 số (từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến 12 năm 1934 thì đình bản), Chủ nhiệm chính là học giả Phạm Quỳnh. Đây có thể xem là một tạp chí hàng đầu trong tôn chỉ về việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam.

Chúng tôi đã khảo lục 100 số đầu tiên để tìm hiểu các bài, trang viết về mùa Xuân thì gặp các bài thơ, đoạn viết khá thú vị như sau: “Trời đệ nhất tốt là Xuân, người đệ nhất vui là Tết. Rét đi, ấm lại, Xuân nọ, Xuân kia, tháng trọn ngày qua, Tết này, Tết khác. Trăm hoa tươi tắn nở môi cười đón gió Đông... Vậy nên, trông con én trắng, yêu Xuân mà lại ngán cho Xuân. Ngó cụm hoa hồng, thấy Tết mà lại lo vì Tết... Già hay nói thật, nhẽ đâu Xuân mãi thường Xuân...” (Bài viết “Cảm xuân” của Tác giả Đàm Xuyên – Nguyễn Phan Lãng, đăng trên Tạp chí Nam Phong số 19, tháng 1 năm 1919.

Tác giả Đàm Xuyên, Nguyễn Phan Lãng xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong khá ngắn ngủi. Theo “Mục lục phân tích Tạp chí Nam Phong” của Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên có ghi lại, nhà văn, nhà thơ Đàm Xuyên có 8 bài viết cả văn xuôi và thơ, trong 2 năm ngắn ngủi, từ năm 1917 đến năm 1919. Tuy nhiên, đây có thể xem là một chí sĩ yêu nước hàng đầu trong thời kỳ chống Pháp cùng thời với Hoàng Tăng Bí và Dương Bá Trạc. Ông có bài “Thiết tiền ca” đã có ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ đối với thực dân Pháp.

Trở lại, với hình ảnh mùa Xuân trong số 19 năm 1919 - Tạp chí Nam Phong sẽ bắt gặp những đoạn thơ về mùa xuân “tươi” mới mang “hơi thở” của thời đại:

Nụ đào tủm tỉm Xuân vừa tới

Trai kén quan san gái kén chồng

4 số báo Xuân trên “Phụ nữ Tân Văn”

Phụ nữ Tân Văn là một tờ báo xuất bản tại Sài Gòn, Chủ nhiệm báo là Nguyễn Đức Nhuận, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Trong 4 số báo Xuân từ năm: 1930, 1932, 1933, 1934; điểm đặc sắc là bìa 4 số này được thiết kế khá đẹp mắt.

Trong 4 số, riêng số năm 1933 dành riêng 1 trang viết về trẻ con với tựa đề “Xuân nhi đồng” với lời mở đầu: “Còn 3 ngày nữa là đến Tết vì đầu năm nay nạn kinh tế khẩn bách, nó làm giảm bớt sự rộn rực ăn Tết rất nhiều. Nhưng ta cũng thấy Tết cũng gần đến. Người ta sơn nhà, trồng hoa sa kiểng, làm bánh làm mứt, tiệm may đồ Tây, đồ nam nô nức bạn hàng; mấy ông nhà nho ngồi chung quanh chợ cầm viết lông gõ từng nét trên những tấm giấy hồng đào...”

Một không khí kèm theo những phong tục về Tết xưa được hiển hiện trên từng trang viết.

Về mặt câu chữ thì cũng nhiều từ “lạ” của ngày xưa như: “Vận thơ” (vần thơ) hay lối lẩy Kiều giữa để nói về các vấn đề thời sự khi Phạm Quỳnh phá độc quyền rượu Fontaine và Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) lại được mệnh danh thi sĩ của việc thích uống rượu: “Trong năm trong cõi người ta, ông Quỳnh, ông Hiếu khéo là cợt nhau”...

Điều muốn khẳng định nữa dù mùa Xuân trên báo xưa hay nay cũng chỉ muốn nói về một “mùa bình thường” như trong lời bài hát của nhạc sĩ Văn Cao. Cuộc sống luôn cần mùa Xuân và con người thì cảm thấy hạnh phúc vào mỗi dịp Xuân về.

Tác giả bài viết: Hữu Trung - Duy Kỳ

Nguồn tin: https://ngaymoionline.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay5,313
  • Tháng hiện tại108,907
  • Tổng lượt truy cập13,515,729
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây