Khi rút về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã dẫn theo 3 kỳ nhân nào?

 Admin    Chủ nhật - 10/01/2021 23:01
Năm 1949, khi Tưởng Giới Thạch rút quân về Đài Loan, ông không chỉ mang theo vàng bạc châu báu, văn vật quý giá, nhân tài hàng đầu trong các lĩnh vực ngành nghề, mà còn ra lệnh cần phải dẫn theo ba cao nhân đi cùng, vậy 3 vị đó rốt cuộc là những ai?
Khi rút về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã dẫn theo 3 kỳ nhân nào?

 

Nhân vật thứ nhất: Khổng Đức Thành, cháu đích tôn đời thứ 77 của Khổng Tử

Khi Khổng Đức Thành chào đời, vì để đề phòng có người bí mật tráo đổi trẻ sơ sinh hoặc là xảy ra sự cố bất ngờ, chính phủ Bắc Dương lúc đó đã phái quân đội bao vây phòng sinh, thiếp lập trạm canh gác ở khắp nơi, và cho một tướng quân ngồi canh giữ tại Khổng phủ, tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông của chính phủ Bắc Dương là Khuất Ánh Quang cùng phụng tự quan ba nhà Mạnh (Mạnh Khánh Đường), Nhan (Nhan Thế Dong) và Tăng (Tăng Phồn Sơn) đều có mặt tại đó để giám sát.

Tất cả các cánh cửa trong Khổng phủ đều mở ra, ngay cả Trùng Quang Môn chỉ mở cửa vào những ngày lễ lớn, nghênh đón thánh chỉ và cử hành lễ tế trọng đại cũng không ngoại lệ. Không may Vương thị khó sinh, thế là có người kiến nghị mở thêm Chính Nam Môn ở Khúc Phụ chỉ mở khi có hoàng đế xuất tuần hoặc tế Khổng Tử.

Khi rút về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã dẫn theo 3 kỳ nhân nào? - Ảnh 1.

Khổng Đức Thành (Ảnh: Kolyudov).

Đào thị phái người mở cửa Chính Nam Môn ra, còn treo một tấm biển gỗ ghi chữ “Lỗ Ban cao tám trượng” trên góc cửa ở tòa lầu sau, để nâng cao địa hình. Sau đó, cuối cùng Khổng Đức Thành đã được sinh ra một cách thuận lợi. Khổng phủ ra lệnh cho người hầu đi khắp nơi gõ chiêng 13 cái, thông báo tiểu thiếu gia đã chào đời, toàn bộ thành Khúc Phụ đốt pháo chúc mừng, chính phủ Bắc Dương cũng đốt 13 tiếng pháo hưởng ứng theo Khúc Phụ, để chúc mừng hậu duệ của Khổng Tử chào đời. Sau đó phụng tự quan Phục Thánh Nhan Tử tức Nhan Thế Dong phụ trách ký tên công chứng trên giấy khai sinh của Khổng Đức Thành, báo cáo lại với nội vụ phủ Bắc Kinh. Khi Khổng Đức Thành được 100 ngày tuổi, Khổng phủ nhận được lệnh của tổng thống Từ Thế Xương của chính phủ Bắc Dương, chính thức phong cho Khổng Đức Thành làm “Diễn Thánh Công” đời thứ 32.

Tưởng Giới Thạch vô cùng kính trọng “Diễn Thánh Công” đời thứ 31 là Khổng Hữu Đức. Năm 1937, trước khi Khúc Phụ sắp rơi vào tay của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch liền phái chỉ huy Tôn Đồng Huyên của sư đoàn 72 đích thân hộ tống Khổng Đức Thành đến Vũ Hán, sau đó mới chuyển đến Trùng Khánh.

Tuy nhiên, điều khiến mọi người bất ngờ nhất là trước khi quân Nhật hoàn thành việc chiếm đóng Sơn Đông, đã phái quân đội đi đóng quân tại “Tam Khổng” từ trước. Tháng 1 năm 1938, sau khi quân Nhật đi vào Khúc Phụ, liền phái binh lính canh giữ ở Khổng miếu, tổ chức cho cán bộ và binh lính tiến hành tham quan chiêm bái. Cho đến tháng 8 năm 1945 quân Nhật đầu hàng mới thôi, “Tam Khổng” Khúc Phụ vốn dĩ không bị hư hoại một chút nào trong thời kỳ bị quân Nhật chiếm đóng. Nghe kể rằng, sau khi quân Nhật chiếm được Khúc Phụ, binh lính nhìn thấy xe hơi của Khổng phủ cũng phải cúi người hành lễ, đi vào nhà dân phát hiện trên tường có treo ảnh của Khổng Tử cũng sẽ cúi người thể hiện sự tôn kính.

Nhân vật thứ hai: Trương Ân Phổ, “Trương Thiên Sư” của Đạo giáo

Người khai sáng Chính Nhất Đạo là Trương Lăng từng luyện đan tại Long Hổ Sơn của Giang Tây vào giữa thời kỳ Đông Hán, kể rằng “đan luyện thành thì rồng hổ xuất hiện, vì vậy mà ngọn núi có tên này”. Cháu trai đời thứ tư của Trương Lăng là Trương Thịnh từng đến nơi này định cư vào thời kỳ Tam Quốc hoặc Tây Tấn, truyền thụ qua nhiều đời, Long Hổ Sơn cũng trở thành tổ đình của Chính Nhất Thiên Sư Đạo, các đời Trương Thiên Sư vốn dĩ sống tại Tự Hán Thiên Sư Phủ ở Long Hổ Sơn, nổi tiếng khắp thế gian với danh xưng Trương Thiên Sư.

Khi rút về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã dẫn theo 3 kỳ nhân nào? - Ảnh 2.

Trương Ân Phổ (ảnh chụp khoảng từ năm 1894 đến năm 1969).

Tháng 2 năm 1949, Thiên Sư đời thứ 63 Trương Ân Phổ chuyển đến Đài Loan. Trương Ân Phổ vừa đến Đài Loan, liền sáng lập hội Đạo giáo tỉnh Đài Loan, và thiết lập văn phòng “Tự Hán Thiên Sư Phủ” trụ sở Đài Loan, để thể hiện rằng truyền thống Đạo giáo đã đến Đài Loan. Trương Ân Phổ còn sáng lập Hội Đạo giáo Trung Hoa, và được chọn làm chủ tịch. Ông 

Năm 1969, Trương Ân Phổ qua đời. Con trai trưởng Trương Doãn Hiền được Trương Ân Phổ đưa đến Đài Loan để chuẩn bị kế thừa “Trương Thiên Sư” đã qua đời trước đó,  vị trí Trương Thiên Sư đành phải để cho cháu trai Trương Nguyên Tiên kế thừa (còn có một cách nói khác là thay thế quản lý giáo hội).

Có một sự trùng hợp trong lịch sử, ngày 17 tháng 10 năm 2008, cũng tức là trước 11 ngày khi Khổng Đức Thành qua đời, người thế thừa đời thứ hai của “Trương Thiên Sư” sau khi đến Đài Loan cũng qua đời. Truyền thống Đạo giáo do Trương Ân Phổ và Trương Nguyên Tiên để lại do Trương Đạo Trinh chính thức kế thừa tại Đài Loan vào tháng 5 năm 2009. 

Nhân vật thứ ba: Changkya đời thứ 7 (Changkya Khutukhtu)

Trong số các cao tăng đến Đài Loan vào năm 1949, người nổi tiếng nhất không ai khác chính là Lạt-ma Changkya đời thứ 7 (Changkya Khutukhtu). Theo truyền thống luân hồi chuyển thế của Phật giáo Tây Tạng thì Đạt-lai Lạt-ma, Ban-thiền Lạt-ma Changkya Khutukhtu được xem là một trong bốn vị cao nhân của Phật giáo Tây Tạng (bốn giáo chủ của dòng Gelug). Trong đó Đạt-lai Lạt-ma quản lý khu vực Lhasa, Sơn Nam, Ban-thiền Lạt-ma quản lý khu Xigazê, Jebtsundamba Khutuktu từng là nhà lãnh đạo hợp nhất chính trị và tôn giáo tại ngoại Mông, còn Changkya là Phật sống tối cao trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại nội Mông.

Theo truyền thuyết, Changkya đời thứ nhất A La Hán Tôn Đạt, là đệ tử của Phật Thích Ca, sinh tại Ấn Độ, bốn kiếp trước đều tái sinh tại Ấn Độ, sau kiếp thứ năm tái sinh tại Tây Tạng và Thanh Hải. Sau 13 lần tái sinh chuyển thế, cuối cùng xưng là Lạt-ma Changkya, tức là Changkya đời thứ nhất Ngawang Losang Chöden, sinh tại Tsongkha, năm 23 tuổi thọ giới cụ túc từ Đạt-lai Lạt-ma đời thứ 5.

Khi rút về Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã dẫn theo 3 kỳ nhân nào? - Ảnh 3.

Changkya Khutukhtu đời thứ 7 (ảnh chụp trước năm 1957).

Changkya Khutukhtu đời thứ 7, Lobsang Pelden Tenpe Dronme vào năm 1949 ngồi máy bay theo chính quyền Tưởng Giới Thạch từ Thành Đô đến Đài Loan, nghe kể lại rằng trước khi Changkya đời thứ 7 viên tịch đã từng đích thân ký tên là không tái sinh.

Ngoài Lạt-ma trong Phật giáo Tây Tạng ra, còn có không ít những cao tăng của Phật giáo Trung Quốc cũng đi theo Tưởng Giới Thạch đến Đài Loan, trong đó có Trí Quang pháp sư. Nam Đình pháp sư, Đạo Nguyên pháp sư, Giới Nguyên pháp sư, Mặc Như pháp sư, Diệu Nhiên pháp sư, v.… Trong đó Bạch Thánh pháp sư, chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc sau Changkya đời thứ 8 là người nổi tiếng nhất.

 

 

Tác giả bài viết: Châu Yến (Theo NDKTD)

Nguồn tin: https://danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
VGS
MXHV
THÔNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay8,405
  • Tháng hiện tại108,190
  • Tổng lượt truy cập13,716,812
THĂM DÒ Ý KIẾN

Smartphone đáng mua nhất đầu năm 2020

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây